Linh mục Federico Lombardi, SJ, Điều phối viên Hội nghị về ‘Bảo vệ trẻ vị thành niên trong Giáo hội’, đã tóm tắt hội nghị thượng đỉnh được tổ chức tại Vatican, từ thứ Năm, ngày 21 tháng 2 đến Chúa nhật, ngày 24 tháng 2 năm 2019, qua 12 câu vấn đáp.

- Hội nghị này được quyết định tổ chức khi nào?
– Ngày 12 tháng 9 năm 2018: Hội đồng Hồng y tuyên bố rằng ĐTC Phanxicô đã quyết định tổ chức một cuộc họp với các vị Chủ tịch các Hội đồng Giám mục về chủ đề ‘Bảo vệ trẻ vị thành niên’.
– Ngày 23 tháng 11 năm 2018: ĐTC Phanxicô bổ nhiệm các thành viên của Ban tổ chức và các tham dự viên.
– Ngày 18 tháng 12 năm 2018: Thông báo gửi thư mời tới các tham dự viên với lời đề nghị phải gặp gỡ các nạn nhân.
– Ngày 16 tháng 1 năm 2019: Truyền thông thông tin về việc chuẩn bị Cuộc họp. Linh mục Federico Lombardi, SJ, được bổ nhiệm làm Điều phối viên các Phiên họp Toàn thể.
- ĐTC Phanxicô đã đề xuất điều gì?
ĐTC Phanxicô đã giải thích ý định của mình trên chuyến bay trở về từ Panama: để giúp các Giám mục hiểu đầy đủ những điều họ phải thực hiện. Trong mối liên hệ này, Ngài đã nói về một “bài chia sẻ Giáo lý” bắt đầu từ các vị Chủ tịch của các Hội đồng Giám mục.
Đức Thánh Cha muốn họ ý thức về sự kịch tính cũng như sự đau khổ của các nạn nhân. Tất cả điều này nhằm tạo ra một sự xuất hiện mạnh mẽ về ý thức trách nhiệm của mỗi Giám mục cũng như những cá nhân độc nhất và là một phần không thể thiếu của tất cả các Giám mục và của toàn cộng đồng, cụ thể là Giáo hội.
Đức Thánh Cha muốn họ biết cách hành động thế nào, do đó, các thủ tục là gì, những nhiệm vụ phải tuân giữ ở các cấp độ khác nhau (Giám mục Giáo phận, Tổng Giám mục, Hội đồng Giám mục, các Thánh Bộ tại Vatican). Tất cả điều này đòi hỏi một tinh thần trách nhiệm hỗ tương và có những bổn phận mà mỗi người cần phải có đối với các Giám mục khác, trong Giáo hội và trong xã hội.
Nó bao hàm “sự minh bạch” trong các nhiệm vụ, các thủ tục và các phương tiện thực hiện.
- Thành phần tham gia gồm những ai?
– ĐTC Phanxicô sẽ có mặt trong suốt quá trình diễn ra Cuộc họp
– Các vị Chủ tịch của 114 Hội đồng Giám mục: 36 vị đến từ Châu Phi, 24 từ Châu Mỹ, 18 từ Châu Á, 32 từ Châu Âu và bốn từ Châu Đại Dương
– 14 nhà lãnh đạo các Giáo hội Công giáo phương Đông
– 15 vị Giám chức không thuộc bất kỳ Hội đồng Giám mục nào
– 12 vị Bề trên Tổng quyền (nam)
– 10 vị Bề trên Tổng quyền (nữ)
– 10 người đứng đầu các Thánh Bộ tại Vatican
– 4 thành viên thuộc Giáo triều Rôma
– 5 thành viên thuộc Hội đồng Hồng y Cố vấn
– 5 nhà tổ chức, các điều phối viên và diễn giả
– Tổng cộng: 190 người
- Hội nghị đã được chuẩn bị như thế nào?
Sau thông báo về hội nghị thượng đỉnh, vốn diễn ra trong cuộc họp của Hội đồng Hồng y vào ngày 12 tháng 9 năm ngoái, vào cuối tháng 11, ĐTC Phanxicô đã chỉ định một Ban tổ chức gồm có bốn người: Đức Hồng y Blase Cupich, Đức Hồng y Oswald Gracias, Đức Tổng Giám mục Charles Scicluna và Linh mục Hans Zollner, được hỗ trợ bởi hai Thư ký Thánh Bộ Giáo dân, Gia đình và Sự sống, bà Gabriella Gambino và Linda Ghisoni. Một bức thư đã được gửi đến các tham dự viên vào tháng 12 năm ngoái với một bảng câu hỏi khảo sát, mà câu trả lời đã được mong đợi vào tháng 1, và lời mời gọi gặp gỡ các nạn nhân bị lạm dụng tình dục gây ra bởi các thành viên trong hàng giáo sĩ ở các quốc gia tương ứng của họ.
Các câu trả lời cho bảng câu hỏi là vô cùng quan trọng (khoảng 90% đã được trả lời) và tạo thành một nguồn thông tin phong phú. Sẽ cần nhiều thời gian để xây dựng và đánh giá vô số các câu trả lời, mà trong đó chủ yếu là những câu trả lời “mở” chứ không phải là những câu trả lời “đóng”.
- Hội nghị diễn ra như thế nào?
Các yếu tố cần thiết đó chính là: cầu nguyện và lắng nghe; phát biểu đóng góp và câu hỏi; các buổi làm việc nhóm; đúc kết của ĐTC Phanxicô.
– Cầu nguyện: Sẽ có những khoảnh khắc được dành riêng cho việc cầu nguyện vào đầu và cuối mỗi ngày làm việc; vào chiều thứ Bảy 23/2, sẽ diễn ra nghi thức Phụng vụ Sám hối và vào Chúa nhật 24/2, sẽ có Thánh lễ đồng tế.
– Báo cáo: Sẽ có chín “báo cáo” (các bài phát biểu), ba bài phát biểu một ngày; hai bài phát biểu vào buổi sáng và một bài vào buổi chiều, tiếp theo là phần đặt câu hỏi và câu trả lời.
– Các nhóm làm việc: Mỗi ngày sẽ có hai khoảng thời gian được dành riêng cho các nhóm làm việc, một vào buổi sáng và một vào buổi chiều.
– ĐTC Phanxicô: ĐTC Phanxicô sẽ trình bày phát biểu mở đầu khai mạc Hội nghị, và nếu ĐTC Phanxicô muốn, Ngài sẽ có thể trình bày bài phát biểu đúc kết vào cuối ngày. ĐTC Phanxicô sẽ phát biểu bế mạc Hội nghị vào sáng Chúa nhật 24/2.
- Các chủ đề chính là gì?
Ba ngày diễn ra hội nghị sẽ tập trung vào ba chủ đề chính:
– Tinh thần trách nhiệm
– Trách nhiệm giải trình
– Tính minh bạch
Mỗi chủ đề đều được kết nối với nhau xung quanh ba “báo cáo” (các bài phát biểu).
Mỗi “báo cáo” sẽ tập trung vào một chủ đề mà nó có sự kết nối:
– Nhân vật Giám mục và trách nhiệm của họ;
– Mối tương quan của một vị Giám mục với các Giám mục khác;
– Mối tương quan của một vị Giám mục với Dân Chúa và xã hội.
Việc lựa chọn “các phóng viên” (các diễn giả) được thực hiện theo cách thức đại diện cho sự đa dạng của các lục địa, các nền văn hóa, các tình huống hiện tại trong Giáo hội. Trong số các diễn giả, có ba vị là phụ nữ.
- Các tham dự viên tham gia như thế nào?
Sau mỗi “báo cáo”, sẽ có một khoảng thời gian ngắn được dành cho các câu hỏi và câu trả lời của “các phóng viên”. Sau đó, các tham dự viên sẽ gặp nhau để thành lập các nhóm theo ngôn ngữ để thảo luận về các “báo cáo” khác nhau. Sẽ có 10 nhóm theo ngôn ngữ; đó sẽ không phải là những nhóm lớn; các nhóm sẽ được hình thành từ khoảng 15 người để mọi người có cơ hội tự thể hiện mình. Sau đó, các nhóm khác nhau sẽ làm một báo cáo ngắn gọn, mà họ sẽ chia sẻ với hội nghị trong quá trình của phần cuối cùng của ngày làm việc. Họ sẽ gửi một báo cáo bằng văn bản để nghiên cứu thêm.
- Việc lắng nghe các nạn nhân được thực hiện khi nào?
Việc lắng nghe các nạn nhân và sự thông cảm trước sự đau khổ của họ chính là điểm khởi đầu cần thiết cho một cam kết nghiêm túc chống lại vấn nạn lạm dụng tình dục. Vì vậy, vì lý do này mà trong Hội nghị này, khoảng thời gian dự kiến được dành riêng cho những lời khai của họ. Tuy nhiên, việc lắng nghe như vậy cần phải có đủ thời gian, mà trong thực tế là hết sức hạn chế trong suốt hội nghị thượng đỉnh.
Phiên lắng nghe chính là câu hỏi của các tham dự viên trong quá trình chuẩn bị hội nghị, để họ nhận thức được sự tồn tại cũng như mức độ nghiêm trọng của vấn đề tại quốc gia của họ.
Trong quá trình diễn ra Hội nghị, việc lắng nghe không thể bị giới hạn để nhất thiết phải là: một video chứa 4-5 lời chứng khi bắt đầu công việc; mỗi buổi tối, trong khoảng thời gian dành cho việc cầu nguyện, sẽ có một lời chứng được đưa ra.
Hội nghị, tất nhiên, hướng tới việc nhấn mạnh sự cần thiết cần phải thường xuyên lắng nghe các nạn nhân.
- Chỗ nào được dành cho việc cầu nguyện?
Đó chính là một Hội nghị của Giáo hội, chủ yếu là các vị Mục tử của Giáo hội. Cầu nguyện, do đó, là điều vô cùng cần thiết. Tinh thần trách nhiệm của các vị Mục tử đó chính là đối với Giáo hội và xã hội – đó là một khía cạnh quan trọng của Hội nghị – nhưng đặc biệt là trước mặt Chúa. Điều này phải quyết định bầu khí của hội nghị thượng đỉnh, vốn cũng chính là “một cuộc đánh giá lương tâm” đối với Giáo hội và một cuộc hoán cải, một lời kêu gọi sự tha thứ, một sự thanh lọc và đổi mới. Phụng vụ Sám hối chính là một khoảnh khắc vô cùng quan trọng đối với Hội nghị, cũng như Thánh Lễ bế mạc trước khi mỗi người trở về các Giáo phận của từng người, nơi mà họ thi hành trách nhiệm và sứ mạng của mình.
- Liệu sẽ có một Tài liệu Chung kết, một Tuyên bố, hay một Kế hoạch hành động?
Một tài liệu chung kết thì vẫn chưa được biết đến. Trong khuôn khổ của Hội nghị, Đức Thánh Cha sẽ trình bày kết luận trong bài phát biểu bế mạc vào cuối Thánh lễ, được cử hành vào sáng Chúa nhật 24/2.
Tuy nhiên, tự bản chất của hội nghị chính là khoảnh khắc của việc lắng nghe lẫn nhau và của tinh thần đồng trách nhiệm, dự kiến các nhà tổ chức và những người đứng đầu các Thánh Bộ liên quan sẽ gặp nhau trong những ngày sau đó, để rút ra những kết quả hoạt động của hội nghị thượng đỉnh và đồng thời xem xét các cam kết đã đưa đến kết quả, ngõ hầu những sự khích lệ, các đề xuất và các biện pháp dự kiến có thể được thực hiện một cách hiệu quả và mỗi Thánh Bộ hoặc mỗi tổ chức đều hiểu rõ trách nhiệm của mình.
- Làm thế nào có thể thu thập những thành quả của Hội nghị này?
Mỗi tham dự viên sẽ có một bìa cứng bao gồm các văn bản những lời cầu nguyện và phụng vụ, văn bản của các “báo cáo” đã được dịch sang ngôn ngữ lựa chọn của họ, các thông tin liên lạc và các văn bản khác được chuẩn bị trước hội nghị. Tất nhiên, tất cả các tài liệu này cũng sẽ có sẵn dưới dạng điện tử, để có thể dễ dàng truyền đạt tới các thành viên của các Hội đồng Giám mục khác nhau cũng như những người có sự quan tâm đến vấn đề này.
- Câu trả lời cho “những người bi quan” khác liên quan đến kết quả này là gì?
Sự bi quan phụ thuộc vào một sự kỳ vọng sai lầm. Tất cả mọi vấn đề của Giáo hội sẽ không thể được giải quyết một cách dứt điểm chỉ trong bốn ngày. Nó nói về một giai đoạn trong một quá trình dài mà cộng đồng Giáo hội đã khởi xướng cách đây hơn 15 năm trước và vẫn sẽ được theo đuổi trong một thời gian dài. ĐTC Phanxicô giải thích rằng, đó là việc đưa ra một động lực mới giúp tất cả các Giám mục, và do đó, toàn thể Giáo hội nói chung, thực hiện một bước tiến theo cách thức liên đới.
Tuy nhiên, trên hết, đã có rất nhiều kết quả, vốn sẽ không tồn tại hoặc sẽ bị trì hoãn nếu không có Hội nghị này. Rất nhiều câu trả lời của các Giám mục đối với bản câu hỏi khảo sát chứng minh cho sự động viên của họ, cũng như các cuộc gặp gỡ của họ với nhiều nạn nhân, vốn phản ánh sự nhạy bén đã được củng cố. Một số Hội đồng Giám mục đã đẩy nhanh việc chuẩn bị và đúc kết các hướng dẫn của họ về chủ đề này; một số Hội đồng Giám mục khác đã đưa ra quyết định (chẳng hạn như, Hội đồng Giám mục Ý đã thực hiện Dịch vụ Quốc gia về Bảo vệ Trẻ vị thành niên). Các chuẩn mực khác đang được chuẩn bị có thể sẽ được biết đến trong Hội nghị.
Minh Tuệchuyển ngữ
0